Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì hiệu quả?

Kinh nguyệt không đều kéo dài có thể là dấu hiệu của căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng… làm suy giảm khả năng sinh sản, dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Vậy làm gì khi kinh nguyệt không đều? Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
kinh nguyệt không đều uống thuốc gì

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

  • Sự mất cân bằng hormone có thể khiến quá trình phóng noãn bị ảnh hưởng, rụng trứng sớm hoặc trứng không rụng gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều.
  • Nữ giới luôn trong trạng thái  căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài
  • Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc hóa trị ung thư…
  • Do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý như: ăn uống thiếu chất, thức đêm quá nhiều, dùng nhiều chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy...
  • Tuyến giáp hoạt động kém: Việc vận động quá nhiều hay luyện tập thể dục thể thao quá nhiều cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng.
  • Do các bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Làm gì khi kinh nguyệt không đều?

Đầu tiên, khi thấy các biểu hiện của kinh nguyệt không đều, chị em cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, chị em nên lưu ý những điều sau:
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái
  • Xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục, trong kỳ kinh nguyệt,... 
  • Để giảm những cảm giác khó chịu, mệt mỏi do chu kỳ kinh nguyệt gây, chị em có thể áp dụng những cách sau như tắm nước ấm; hãm nước gừng tươi để uống 3 lần/ ngày; uống nước củ cải 2 lần/ ngày; uống nhiều nước lọc hơn ngày bình thường. 

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Để chữa kinh nguyệt không đều bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
  • Thuốc tránh thai hàng ngày
Vốn là loại thuốc liên quan đến nội tiết tố nên nữ giới dùng thuốc không chỉ giúp tránh thai mà còn giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt khá hiệu quả.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai vì có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của bạn về sau.
  •  Các bài thuốc nam từ cây ích mẫu, ngải cứu, rau mùi, thì là
Chị em có thể tăng cường chế biến chúng trong các bữa ăn hoặc sắc thành nước uống hàng ngày để điều hòa hormone nội tiết, chữa rối loạn kinh nguyệt.
Nếu chị em sử dụng qua nhiều chu kỳ kinh nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thì nên ngừng sử dụng và áp dụng những biện pháp khác để khắc phục hiện tượng này.
  • Thuốc Tây y
 Việc sử dụng thuốc tây y cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ. Từ nguyên nhân của bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc nào, liều lượng thuốc được sử dụng ra sao để có thể chữa bệnh hiệu quả nhất.

Trên đây là những chia sẻ liên quan tới Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì hiệu quả. Hy vọng rằng chị em sẽ tìm được liệu pháp điều trị thực sự phù hợp với mình.

Nữ giới bị viêm âm đạo nên kiêng ăn gì?


Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa bất kỳ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc phải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe sinh sản.

Việc điều trị viêm âm đạo có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của chị em. Vậy bị viêm âm đạo nên ăn gì? không nên ăn gì?

Viêm âm đạo nên ăn gì?

viêm âm đạo nên ăn gì

Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự phát triển của những tác nhân gây bệnh viêm âm đạo.
  • Tỏi
Trong tỏi có chứa acillin, có công dụng kháng khuẩn, chống nấm. Ngoài ra, thành phần axit béo trong tỏi giúp chống viêm nhiễm vùng kín của nữ giới.

Chị em cần bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày hoặc nhai sống 2-3 tép tỏi mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm âm đạo rất tốt.
  • Các loại củ quả
Các chuyên gia dinh dưỡng đã đề nghị những phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo nên ăn các loại giàu vitamin A như cà rốt, gấc, mơ,… giàu vitamin C như ổi, bưởi,...

Với lượng vitamin A và C được tăng cường đầy đủ, cơ thể người bệnh viêm âm đạo sẽ nâng cao được sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Lưu ý rằng không nên ăn các loại quả ngọt hay quá chua bởi chúng đều khiến môi trường âm đạo mất cân bằng.
  • Các loại rau xanh
Loại thực phẩm giàu chất xơ này không chỉ tốt cho chị em bị viêm âm đạo mà còn tốt cho sức khỏe của bạn trong việc phòng tránh nhiều vấn đề bệnh lý. Những rau có màu xanh đậm như cải xanh, rau muống, mùng tơi, rau lang, súp lơ… là lựa chọn lý tưởng của bạn.
  • Sữa chua
Trong sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng độ pH trong âm đạo, ngăn ngừa sự phát triển của nấm và các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chị em nên bổ sung một ly sữa chua sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 1 ngày 1 hộp.

Viêm âm đạo phải kiêng những gì?

  • Đồ ăn cay nóng
Viêm âm đạo rất kỵ với đồ cay nóng nên chị em cần tránh xa: Ớt, hạt tiêu, gừng, xả…. Nguyên nhân là vì chúng tích tụ chất độc trong cơ quan nội tạng khiến hậu môn nóng rát. Chính môi trường nóng rát ở hậu môn và âm đạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm sinh sôi và phát triển.
  • Không ăn nhiều hải sản
Các loại hải sản như mực, tôm, cua, bạch tuộc… đều khiến bộ phận sinh dục của bạn thêm ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy, muốn bệnh thuyên giảm thì nên hạn chế chúng.
  • Nói không với chất kích thích thích 
Rượu, bia, thuốc lá,…làm suy yếu sự hoạt động của vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tăng nhanh về số lượng. Do đó, chị em nên tránh xa chúng.
  • Đồ ngọt
Trong đường có chứa chất kích thích nấm ngứa phát triển, làm viêm nhiễm lan rộng. Do đó, bệnh nhân viêm âm đạo không nên ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường.

Lưu ý:
  • Khi thấy các biểu hiện viêm âm đạo, tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám để xác định bệnh.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có chỉ định cảu bác sĩ
  • Trong quá trình điều trị cần phải chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp với cơ thể, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Trước khi bệnh khỏi hẳn thì nên kiêng quan hệ
  • Không mặt đồ bó sát
  • Nghỉ ngơi và làm việc điều độ, tránh thức quá khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi là điều cần thiết để loại bỏ nhanh chóng tình trạng viêm âm đạo mà bạn đang gặp phải.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em có một sức khỏe tốt hơn, đẩy lùi bệnh viêm nhiễm tại âm đạo.
>>> Tham khảo:

Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bất thường

Khí hư hay còn gọi là dịch tiết âm đạo, xuất hiện từ độ tuổi dậy thì tới thời kỳ tiền mãn kinh. Khí hư có vai trò quan trọng trong việc làm sạch và giữ vệ sinh cho cơ quan sinh dục của phụ nữ. Khí hư không phải lúc nào cũng bình thường, khí hư bất thường chứng tỏ sức khỏe của bạn gặp vấn đề, tuy nhiên lại có rất ít người nhận biết được điều đó. Vậy khí hư bình thường và bất thường phân biệt như thế nào?

Khí hư bình thường?

thế nào là khí hư bình thường

Khí hư là chất dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc âm đạo, nội mạc tử cung, xuất hiện từ độ tuổi dậy thì tới khi mãn kinh. Khí hư giữ vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục để hạn chế các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng di chuyển vào gặp trứng để thụ tinh.

Khí hư bình thường có độ nhầy vừa phải, màu trắng trong như lòng trắng trứng gà., không mùi hoặc có mùi tanh nhẹ tùy theo cơ thể và hàm lượng nội tiết tố sinh dục của mỗi người.

Khí hư thường xuất hiện nhiều hơn trước khi rụng trứng, trước thời kỳ hành kinh, khi mang thai hay tại thời điểm có cảm hứng quan hệ tình dục. Do vậy, nếu thấy khí hư ra nhiều hơn với mức độ vừa phải ở những thời điểm trên nhưng tính chất vẫn bình thường thì chị em cũng đừng quá lo lắng.

Bên cạnh đó, khí hư cũng thay đổi theo từng độ tuổi. Ở thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh, khí hư ra ít hơn so với những giai đoạn trước.

Khí hư bất thường?

Nếu khí hư bình thường cho thấy sức khỏe của bạn đang rất tốt thì khí hư bất thường lại là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc cơ thể bạn đang mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nào đó.

khí hư bất thường

- Khí hư có mùi, sủi bọt, màu vàng hay xanh lục và hôi, tiểu đau, ngứa âm đạo là biểu hiện viêm nhiễm âm đạo do trùng roi Trichomonas

- Khí hư màu trắng đục, đặc quánh và dính là dấu hiệu viêm âm đạo do nấm men hay bị viêm cổ tử cung (viêm cổ tử cung có nguy hiểm không?)

- Khí hư màu xanh, giống như mủ có thể là biểu hiện của viêm cổ tử cung, viêm loét cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo…

- Khí hư có màu đỏ như máu hoặc nâu đỏ kèm theo các triệu chứng: đau xương chậu, rối loạn kinh nguyệt thì bạn dễ bị viêm cổ tử cung, các bệnh liên quan đến tử cung.

- Khí hư ra nhiều màu vàng giống như mủ có thể là biểu hiện của viêm cổ tử cung do Chlamydia.

- Khí hư có màu nâu đen có lẫn máu là triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3, polyp cổ tử cung thậm chí là ung thư cổ tử cung. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm nên chị em phải hết sức lưu ý.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc khí hư bất thường (khí hư bệnh lý)

- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai thường xuyên
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ thô bạo, không vệ sinh trước và sau khi quan hệ
- Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong kỳ kinh nguyệt khiến vi khuẩn tấn công và gây bệnh
- Mắc bệnh tiểu đường
- Mắc phải các tình trạng gây suy yếu hệ thống miễn dịch
- Dùng dụng cụ tử cung

Khi thấy các dấu hiệu cảu khí hư bất thường, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Bài viết tham khảo

Tại sao kinh nguyệt của bạn lại ra ít?

Kinh nguyệt ít là một trong các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt ra ít khiến nhiều chị em lo lắng khi nó cảnh báo phụ nữ đang gặp những bất thường về sức khỏe và sinh lý. Nguy hiểm hơn, hiện tượng kinh nguyệt ít còn có nguy cơ tác động đến sức khỏe sinh sản và còn có thể là có thể gây ra vô sinh ở phụ nữ. Vậy tại sao kinh nguyệt lại ra ít, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ở bài viết sau đây.

Kinh nguyệt ít là như thế nào?

Thông thường một chu kỳ kinh ở chị em sẽ diễn ra từ 21- 35 ngày. Với thời gian hành kinh từ 3-7 ngày và lượng máu kinh dao động từ 20- 80ml. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít (lượng máu kinh một chu kỳ dưới 80ml và ngày hành kinh dưới 3 ngày).

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, để điều trị tình trạng này, chị em cần xác định chính xác nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít.

nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

- Do tâm lý căng thẳng: Áp lực công việc, stress kéo dài… làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ. Sự tác động này sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố từ đó dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

-  Chế độ sinh hoạt bất thường: Nếu trong thời gian dài, chế độ sinh hoạt – ăn uống của bạn bị xáo trộn như thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thất thường không theo giờ giấc, ăn không đủ chất, thức muộn, tập luyện thể thao với cường độ nặng, tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh, căng thẳng, áp lực... đều có thể là nguyên nhân kinh nguyệt ra ít.

- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp có nguy cơ gây ra những rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Nếu các chị em lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong một thời gian dài sẽ có khả năng cao gặp phải muộn kinh, kinh nguyệt ra ít…

- Do nạo phá thai: Những chị em từng nạo phá thai hoặc sẩy thai thường mắc phải chứng dính buồng tử cung hoặc tắc mạch máu kinh,… và biểu hiện của những bệnh này là kinh nguyệt ra ít.

- Do bệnh lý phụ khoa: Khi một vài bộ phận sinh sản bị viêm nhiễm, hoạt động của nó sẽ bị tác động, gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt nhiều, chậm kinh 1 tháng, chậm kinh nguyệt 2 tháng...

-  Những phụ nữ mắc phải một số bệnh lý như gan, thiếu máu, đái tháo đường, ung thư cổ tử cung,...cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu kinh ra ít hơn.
>>  tại sao bị chậm kinh
>> làm sao để giảm đau bụng kinh

Khắc phục kinh nguyệt ra ít thế nào?

  • Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chế biến dạng chiên xào chứa nhiều mỡ hay các đồ ăn cay nóng. Hạn chế các loại chất kích thích như bia, rượu, cafe.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ. Đặc biệt vào chu kỳ kinh cần thay băng thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Khi quan hệ cần sử dụng các biện pháp an toàn để đảm bảo sức khỏe.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Hy vọng với những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà đã giúp chị em có hiểu hiểu biết tổng quan về hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Hãy nhờ tại sự trợ giúp của bác sĩ nếu thấy tình trạng kéo dài, tránh những biến chứng nguy hiểm nếu kinh nguyệt ít là do nguyên nhân bệnh lý.