Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nguyet-khong-deu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nguyet-khong-deu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thực phẩm cấm kỵ ngày đèn đỏ

Các thực phẩm ưa thích của phụ nữ không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Sau đây là những thực phẩm cấm kỵ trong ngày đèn đỏ vì chúng có thể khiến bạn khó chịu hơn.
Đồ ăn sẵn

Thực phẩm đóng hộp và khoai tây chiên có chứa một lượng lớn natri, có thể gây khó chịu và đầy hơi. Hãy chọn thực phẩm và đồ ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như các loại hạt không ướp muối.

Thịt mỡ

Thịt có chứa một lượng cao chất béo bão hòa, có thể gây viêm và đau. Nếu bạn đang bị chuột rút do đến thời kì kinh nguyệt, các chất béo có thể làm trầm trọng thêm chứng đau này. Đây là một trong những lý do tại sao bạn không nên ăn thịt mỡ trong thời kì này.

Thực phẩm có tính lạnh 

Cua, ốc, măng, các đồ uống lạnh, kem… Là những thực phẩm cần tránh xa trong những ngày “đèn đỏ” nhạy cảm này. Nguyên nhân là nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây lạnh, tổn thương dương khí…

Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn khiến cho máu lưu thông không tốt, lượng máu kinh ra không đều và khiến cho nữ giới bị đau bụng dữ dội hơn rất nhiều lần.

Không ăn đồ chua, cay nóng

Thói quen ăn chua, cay nóng vào kỳ kinh nguyệt cực kỳ có hại đến nữ giới vì chúng khiến cơ thể bị tác động dẫn đến đau bụng dữ dội và rong kinh kéo dài.

Các loại đồ ăn chua sẽ khiến kích thích co bóp dạ dày và tử cung, làm tăng các cơn đau bụng âm ỉ và dữ dội. Không những thế, các chất chua còn khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn gây nên tình trạng rong kinh nhiều ngày.

Thực phẩm nhiều đường

Do sự thay đổi hóc-môn xảy ra trong suốt kỳ kinh, lượng đường trong máu trở nên không ổn định và nhiều chị em có xu hướng thèm ăn đồ ngọt. Ăn các loại thực phẩm có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và làm bạn căng thẳng.

Cà phê

Cà phê làm tăng nguy cơ chuột rút và làm cho kinh nguyệt không đều. Hơn nữa, nó còn khiến thay đổi tâm trạng và khó ngủ. Bạn nên tránh uống cà phê trong thời kỳ kinh nguyệt. Có thể thay bằng một tách trà nếu bạn có thói quen dùng cà phê.

Cần bổ sung các thực phẩm sau vào ngày đèn đỏ

Rau xanh

Rau xanh giàu canxi, magie và kali nên sẽ làm giảm những cơn đau bụng kéo dài trong kỳ kinh. Đồng thời, một lượng vitamin K trong rau xanh sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức và xuất hiện cục máu đông.

Thực phẩm giàu axit béo Omega3

Bơ, cá hồi, các loại hạt là những thực phẩm giàu axit béo Omega 3 mà bạn nên tiêu thụ trong ngày đèn đỏ. Theo nghiên cứu, những người có chế độ ăn bổ sung nhiều axit béo Omega 3 sẽ giảm bớt các triệu chứng đau trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Nước

Nếu uống không đủ nước trong ngày đèn đỏ thì cơ thể sẽ tích trữ nước để bù lại sự thiếu hụt nước trong cơ thể khiến bạn bị chuột rút, đau nhức. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước hơn.

Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp cho chị em nữ giới biết thêm nhiều điều về thực đơn ăn uống trong thời kỳ hành kinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng kinh kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường khác, thì tốt nhất chị em nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì hiệu quả?

Kinh nguyệt không đều kéo dài có thể là dấu hiệu của căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng… làm suy giảm khả năng sinh sản, dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Vậy làm gì khi kinh nguyệt không đều? Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
kinh nguyệt không đều uống thuốc gì

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

  • Sự mất cân bằng hormone có thể khiến quá trình phóng noãn bị ảnh hưởng, rụng trứng sớm hoặc trứng không rụng gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều.
  • Nữ giới luôn trong trạng thái  căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài
  • Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc hóa trị ung thư…
  • Do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý như: ăn uống thiếu chất, thức đêm quá nhiều, dùng nhiều chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy...
  • Tuyến giáp hoạt động kém: Việc vận động quá nhiều hay luyện tập thể dục thể thao quá nhiều cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng.
  • Do các bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Làm gì khi kinh nguyệt không đều?

Đầu tiên, khi thấy các biểu hiện của kinh nguyệt không đều, chị em cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, chị em nên lưu ý những điều sau:
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái
  • Xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục, trong kỳ kinh nguyệt,... 
  • Để giảm những cảm giác khó chịu, mệt mỏi do chu kỳ kinh nguyệt gây, chị em có thể áp dụng những cách sau như tắm nước ấm; hãm nước gừng tươi để uống 3 lần/ ngày; uống nước củ cải 2 lần/ ngày; uống nhiều nước lọc hơn ngày bình thường. 

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Để chữa kinh nguyệt không đều bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
  • Thuốc tránh thai hàng ngày
Vốn là loại thuốc liên quan đến nội tiết tố nên nữ giới dùng thuốc không chỉ giúp tránh thai mà còn giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt khá hiệu quả.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai vì có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của bạn về sau.
  •  Các bài thuốc nam từ cây ích mẫu, ngải cứu, rau mùi, thì là
Chị em có thể tăng cường chế biến chúng trong các bữa ăn hoặc sắc thành nước uống hàng ngày để điều hòa hormone nội tiết, chữa rối loạn kinh nguyệt.
Nếu chị em sử dụng qua nhiều chu kỳ kinh nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thì nên ngừng sử dụng và áp dụng những biện pháp khác để khắc phục hiện tượng này.
  • Thuốc Tây y
 Việc sử dụng thuốc tây y cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ. Từ nguyên nhân của bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc nào, liều lượng thuốc được sử dụng ra sao để có thể chữa bệnh hiệu quả nhất.

Trên đây là những chia sẻ liên quan tới Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì hiệu quả. Hy vọng rằng chị em sẽ tìm được liệu pháp điều trị thực sự phù hợp với mình.

Tại sao kinh nguyệt của bạn lại ra ít?

Kinh nguyệt ít là một trong các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt ra ít khiến nhiều chị em lo lắng khi nó cảnh báo phụ nữ đang gặp những bất thường về sức khỏe và sinh lý. Nguy hiểm hơn, hiện tượng kinh nguyệt ít còn có nguy cơ tác động đến sức khỏe sinh sản và còn có thể là có thể gây ra vô sinh ở phụ nữ. Vậy tại sao kinh nguyệt lại ra ít, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ở bài viết sau đây.

Kinh nguyệt ít là như thế nào?

Thông thường một chu kỳ kinh ở chị em sẽ diễn ra từ 21- 35 ngày. Với thời gian hành kinh từ 3-7 ngày và lượng máu kinh dao động từ 20- 80ml. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít (lượng máu kinh một chu kỳ dưới 80ml và ngày hành kinh dưới 3 ngày).

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, để điều trị tình trạng này, chị em cần xác định chính xác nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít.

nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

- Do tâm lý căng thẳng: Áp lực công việc, stress kéo dài… làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ. Sự tác động này sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố từ đó dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

-  Chế độ sinh hoạt bất thường: Nếu trong thời gian dài, chế độ sinh hoạt – ăn uống của bạn bị xáo trộn như thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thất thường không theo giờ giấc, ăn không đủ chất, thức muộn, tập luyện thể thao với cường độ nặng, tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh, căng thẳng, áp lực... đều có thể là nguyên nhân kinh nguyệt ra ít.

- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp có nguy cơ gây ra những rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Nếu các chị em lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong một thời gian dài sẽ có khả năng cao gặp phải muộn kinh, kinh nguyệt ra ít…

- Do nạo phá thai: Những chị em từng nạo phá thai hoặc sẩy thai thường mắc phải chứng dính buồng tử cung hoặc tắc mạch máu kinh,… và biểu hiện của những bệnh này là kinh nguyệt ra ít.

- Do bệnh lý phụ khoa: Khi một vài bộ phận sinh sản bị viêm nhiễm, hoạt động của nó sẽ bị tác động, gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt nhiều, chậm kinh 1 tháng, chậm kinh nguyệt 2 tháng...

-  Những phụ nữ mắc phải một số bệnh lý như gan, thiếu máu, đái tháo đường, ung thư cổ tử cung,...cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu kinh ra ít hơn.
>>  tại sao bị chậm kinh
>> làm sao để giảm đau bụng kinh

Khắc phục kinh nguyệt ra ít thế nào?

  • Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chế biến dạng chiên xào chứa nhiều mỡ hay các đồ ăn cay nóng. Hạn chế các loại chất kích thích như bia, rượu, cafe.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ. Đặc biệt vào chu kỳ kinh cần thay băng thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Khi quan hệ cần sử dụng các biện pháp an toàn để đảm bảo sức khỏe.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Hy vọng với những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà đã giúp chị em có hiểu hiểu biết tổng quan về hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Hãy nhờ tại sự trợ giúp của bác sĩ nếu thấy tình trạng kéo dài, tránh những biến chứng nguy hiểm nếu kinh nguyệt ít là do nguyên nhân bệnh lý.


Khi bị kinh nguyệt không đều bạn cần làm gì?

Kinh nguyệt liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới, xuất hiện từ khi đến tuổi dậy tới tuổi tiền mãn kinh. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu kinh nguyệt không đều sẽ giúp chị em theo dõi, sớm xử trí được những bất thường ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nói chung và thiên chức làm mẹ nói riêng. Vậy khi bị kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

- Chậm kinh: Chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ dao động từ 21 - 35 ngày. Nếu so với ngày hành kinh tháng trước mà bị muộn hơn 7-10 ngày, thạm chí là nửa tháng thì được gọi là chậm kinh.
- Rong kinh: Ngày kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh mất đi hơn 80ml.
- Đau bụng kinh: Có nhiều chị em phụ nữ trong thời gian hành kinh bị đau bụng kinh với những mức độ đau khác nhau. Có người chỉ đau bụng lâm râm trong ngày đầu xuất hiện máu kinh, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm ấm bụng sẽ đỡ nhiều, nhưng có người đau bụng kinh dữ dội trong suốt thời gian hành kinh tới mức phải nghỉ học, nghỉ làm và sử dụng thuốc giảm đau.
- Kinh nguyệt đến sớm: kinh có thể xuất hiện trước 7 – 10 ngày hoặc giữa chu kỳ kinh.
- Vô kinh: Nữ giới trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).

Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao

Nếu kinh nguyệt không đều do cá yếu tố: tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, căng thẳng mệt mỏi... thì chị em không cần quá lo lắng. Điểu nữ giới cần làm lúc này là cân bằng lại chúng bằng một số mẹo như:

- Giữ ấm bụng dưới, không tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, đồ gỏi sống. Nếu đau bụng kinh nên chườm nóng bụng hoặc xoa dầu gió rồi mát-xa bụng.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh sau 3-4 giờ trong khi hành kinh.

- Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt.

- Không thức khuya, căng thẳng tinh thần, ăn uống bồi dưỡng để đảm bảo thể chất và tâm lý tốt nhất.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau xanh, sắt và acid folic.

Nếu kinh nguyệt không đều do mắc bệnh phụ khoa nào đủ thì chị em cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần thông báo cho bác sĩ kê đơn để điều chỉnh thuốc cho hợp lý.

Lưu ý: Khi có các dấu hiệu kinh nguyệt không đều, chị em tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc điều kinh bừa bãi, thuốc dân gian theo lời truyền miệng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bản thân.

8 nguyên nhân kinh nguyệt không đều nữ giới phải nắm rõ

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều là thắc mắc của nhiều chị em khi thấy kinh nguyệt của mình đến sớm hay đến muộn bất thường. Vậy kinh nguyệt không đều do đâu, việc tìm hiểu hiểu nguyen nhan kinh nguyet khong deu không đều sẽ giúp chị em có thể chủ động phòng ngừa hoặc khắc phục kịp thời nếu không may mắc phải.

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở phụ nữ trẻ và trong nhiều trường hợp nó không quá nguy hiểm nên rất nhiều cô gái chủ quan, không đi khám. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản phụ khoa, đây có thể là triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang và mãn kinh sớm, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.

Ngoài ra, hiện tượng này nếu kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy khác, chẳng hạn như dẫn đến thiếu máu, xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim loạn, thở gấp. Vì thế để không gặp phải tình trạng này, chị em phụ nữ cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra bệnh dưới đây.

Căng thẳng, stress

Tâm trạng bất thường, tinh thần bất ổn, khối lượng công việc quá nhiều, áp lực công việc quá lớn sẽ dẫn đến căng thẳng. Nếu bạn bị stress lâu ngày sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol - loại hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone.

Sự ảnh hưởng của các loại hormone này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chuyển cơ chế làm việc từ ngày sang đêm hay ngược lại. Nếu bạn thường xuyên thay đổi ca làm việc và thấy có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, thì nên tính đến khả năng làm một ca không thay đổi hay chỉ đổi ca sau một thời gian lâu dài hơn.

Mất cân bằng hormone

Sự mất cân bằng hormone có thể khiến cho quá trình phóng noãn bị ảnh hưởng, trứng rụng sớm hoặc trứng không rụng gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Suy giảm thể trọng cơ thể

Việc bạn giảm cân quá đà, thể dục thể thao quá sức sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể của bạn đồng thời sự bài tiết estrogen trong cơ thể của nữ giới có nguy cơ bị ngừng hẳn. Có thể bạn sẽ thấy cơ thể của mình không hề có hiện tượng phòng noãn hay rụng trứng, và mặc định bạn sẽ không thấy kinh nguyệt của mình xuất hiện.

Do ảnh hưởng của thuốc tránh thai

Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn tới các rối loạn nội tiết tố thường thấy. Các rối loạn này thường dẫn tới hiện tượng chậm trễ trong rụng trứng và dẫn tới sự thất thường của kinh nguyệt.

Bản thân trong các viên uống tránh thai có chứa một lượng rất lớn nội tiết tố estrogen, progesterron. Các nội tiết tố này được đưa vào cơ thể một cách đột ngột sẽ dẫn tới hiện tượng thừa hoặc mất cân bằng nội tiết tố và gây ra các hiện tượng bị chậm kinh.

Tuyến giáp hoạt động kém

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trọng việc làm ổn định thân nhiệt, duy trì tốc độ của quá trình trao đổi chất. Nếu tuyến giáp không hoạt động ổn định thì mọi tế bào trong cơ thể đều không có khả năng hoạt động được như bình thường.

Sự tác động của tuyến giáp lên chu kỳ kinh nguyệt thực chất là sự tăng hoặc giảm sự bài tiết của Prolactin - một lại hormone được tiết ra bởi tuyến yên. Hormone này có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của tuyến đồi dưới và gây ra hiện tượng chậm kinh hoặc mất kinh.

Do hội chứng buồng trứng đa nang

Đa nang buồng trứng là sự xuất hiện của nhiều nang trứng ở buồng trứng. Người mắc bệnh đa nang buồng trứng thường có triệu chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc kinh nguyệt loãng và ít....

Tuổi dậy thì và tiền mãn kinh

Khi vào giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục của nữ giới mới bắt đầu phát triển, các hormone sinh dục cũng dần được sản sinh nhiều, nên cần thêm thời gian để ổn định. Vì vậy, trong khoảng 2 năm đầu của chu kỳ kinh nguyệt, các bạn gái sẽ thường xuyên đối mặt với tình trạng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong kinh…

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, do sự lão hóa của cơ thể mà lượng hormone sinh dục của phụ nữ có sự suy giảm rõ rệt, làm phá vỡ quy luật điều hòa tự nhiên trước đó. Vì vậy, các chị em trong giai đoạn này thường xuyên gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.

Theo các chuyên gia thì hiện tượng kinh nguyệt không đều không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nhưng nó có thể tiềm ẩn những bất thường cơ thể đang phải gánh chịu. Do đó, nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều như: chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, kinh nguyệt ra ít,... thì chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và kịp thời đưa ra phương pháp khắc phục.

Những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Chắc hẳn những cơn đau bụng kinh luôn khiến bạn đứng ngồi không yên, nhất là những khi nằm. Vậy bạn đã biết những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết này để có những mẹo hay cực đơn giản để cơn đau bụng kinh không còn là nỗi lo của bạn nữa nhé!

Những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

tu-the-nam-giup-giam-dau-bung-kinh
Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Khi cơn đau bụng kinh đến quá dữ dội, bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm triệu chứng này.

Tư thế nằm nghiêng, co người giúp giảm đau bụng kinh

Đây là tư thế được cho là có tác dụng giảm đau bụng do ngày “đèn đỏ” hiệu quả nhất. Nếu bạn nằm nghiêm sẽ giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, giúp giảm đau bụng một cách hiệu quả.
Khi nằm, bạn nên nằm co người và nghiêng về bên phải. Cách này sẽ giúp các bạn cảm thấy dễ chịu hơn, không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và có một giấc ngủ sâu. Bạn cũng có thể kết hợp với các biện pháp giảm đau như chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơn đau ngày càng dữ dội.

Tư thế nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối có thể giúp giảm đau bụng kinh

Nằm ngửa cũng là tư thế mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho bạn gái trong kỳ kinh nguyệt. Ngủ với tư thế nằm ngửa sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau lưng và đau bụng dưới.
Đặc biệt, có một mẹo nhỏ là bạn hãy đặt một chiếc gối nhỏ dưới đầu gối để tạo sự thoải mái, giúp cho phần cột sống bớt mỏi và hạn chế cơn đau tìm đến. Chị em cũng có thể đặt một chiếc khăn hoặc một túi nước ấm lên bụng để chườm, giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn trong khi ngủ.

Tránh tư thế nằm sấp sẽ khiến đau bụng kinh dữ dội hơn

Khi bạn nằm sấp, các cơ quan nội tạng sẽ bị đè xuống, ngoài ra tư thế này không có tốt cho người bị những bệnh về cột sống, làm ảnh hưởng đến tư thế đi đứng. Tư thế này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực, nhất là với những bạn gái tuổi dậy thì, đè lên các dây chằng ở ngực tạo áp lực lên tử cung, từ đó làm cho tình trạng đau bụng kinh càng tăng, cản trở lưu thông máu. Do đó, bạn không nên nằm sấp khi đang bị đau bụng cũng như những lúc bình thường.

Tham khảo:


Một số mẹo giảm đau bụng kinh khác

Ngoài những tư thế nằm trên, chị em có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm triệu chứng đau bụng kinh và có một giấc ngủ sâu.
- Chọn đồ ngủ rộng rãi, thoải mái để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày đèn đỏ
- Nên chườm nóng bụng bằng túi nước nóng, xoa dầu nóng,… Đây là cách giúp máu dễ lưu thông hơn. Ngoài ra, có thể mát xa vùng bụng dưới trong những ngày đèn đỏ.
- Bàn chân có những huyệt liên quan đến vùng chậu, do đó hãy làm nóng bàn chân hoặc ngâm bàn chân với một chậu nước ấm pha muối. Thực hiện cách này không những giảm cơn đau bụng kinh mà còn giúp bạn có giấc ngủ ngon.
- Nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng trong những ngày có kinh
- Bạn nên giữ ấm cơ thể trong những ngày kinh nguyệt vì khi lạnh sẽ gây kích thích tử cung co bóp mạnh và gây đau bụng hơn.

Trên đây là chia sẻ của phòng khám Thái Hà về những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà chị em phụ nữ nên tham khảo để giúp mình xua tan cơn đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn đọc còn có những thắc mắc khác, chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn. Bạn có thể gọi đến phòng khám hoặc nhấp chuột vào khung tư vấn bên dưới để nhận sự tư vấn trực tuyến từ các bác sĩ tại phòng khám.

Mẹo giảm đau bụng kinh bằng gừng tươi hiệu quả


Cách giảm đau bụng kinh bằng gừng phương pháp làm giảm đi những cơn đau vùng bụng dưới trong những ngày hành kinh của nữ giới rất hiệu quả được các mẹ truyền lại qua bao đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giảm đau bụng kinh tuyệt vời này. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết những biện pháp làm giảm cơn đau trong những ngày "nguyệt san" của con gái.


Gừng tươi có tác dụng giảm đau bụng kinh

cach-chua-dau-bung-kinh
Giảm đau bụng kinh bằng gừng tươi

Rất nhiều những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng gừng tươi có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên cực kỳ tốt. Đồng thời gừng chứa nhiều hợp chất gingerol và zingerone, được cho có công dụng giữ ấm cho cơ thể nên khi bị đau bụng kinh có thể sử dụng gừng để làm ấm và giảm đi những cơn đau. Đặc biệt khi lòng bàn tay và bàn chân bị lạnh, người bị ho hoặc cảm lạnh hãy uống 1 cốc nước gừng cũng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Đối với những người đau bụng trong những ngày hành kinh cũng có thể dùng cách giảm đau bụng kinh bằng gừng vô cùng hiệu quả. Theo những kiến thức chuyên khoa mà chúng ta được biết, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau bụng kinh là do máu lưu thông chậm, khiến tử cung bị co thắt quá mạnh. Ngoài ra, lượng prostaglandin trong máu cao, sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩy co thắt tử cung, từ đó khiến cho những cơn đau bụng kinh càng trở nên dữ dội hơn.

Vì vậy để giảm thiểu những cơn đau vào ngày hành kinh cần thúc đẩy quá trình tuần hoàn và lưu thông máu, đồng thời tăng lượng progesterone và estrogen trong cơ thể.
Theo đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Từ đó sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu ở tử cung được diễn ra thuận lợi làm giảm đi những cơn đau. Đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, phụ nữ thường có biểu hiện đầy bụng, buồn nôn, ớn lạnh... và gừng tươi cũng có tác dụng làm giảm đi những triệu chứng này.

Cách giảm đau bụng kinh bằng gừng


Để sử dụng gừng tươi để làm giảm những cơn đau đơn trong ngày hành kinh, có rất nhiều phương pháp, bài thuốc từ gừng có thể áp dụng hiệu quả.

Bài thuốc số 1: Đắp gừng tươi lên bụng


Hiện tượng lưu thông máu chậm là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh, đặc biệt là trong 2 ngày đầu tiên "bị". Gừng có tính ấm, nóng vì vậy chúng ta có thể giã hoặc xay nát củ gừng sau đó đắp lên vùng bụng, nằm yên lặng 1 lúc vùng bụng được đắp gừng sẽ có cảm giác nóng hẳn lên và những cơn đau cũng sẽ thuyên giảm đi đáng kể.

Bài thuốc số 2: Uống nước gừng ép


Cách này sử dụng cũng rất đơn giản,hãy làm sạch gừng sau đó cho vào máy sinh tố để xay nát, loại bỏ bã và lấy nước để uống. Nước gừng xay đem pha cùng với nước ấm, cho thêm một chút đường và mật ong cho dễ uống hơn. Khi có biểu hiện đau bụng thì hãy uống nước gừng để cân bằng nhiệt bên trong cơ thể, thúc đẩy nhanh tuần hoàn lưu thông máu, giảm tối đa sự co thắt của tử cung, từ đó có thể đẩy lùi các cơn đau bụng kinh hiệu quả hơn.

Bài thuốc số 3: Tắm nước gừng tươi

Khi đau bụng kinh, các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên ngâm mình trong nước gừng tươi hoặc có chứa tinh chất gừng cũng có tác dụng rất tốt. Cách giảm đau bụng ninh bằng cách tắm nước gừng có tác dụng rất tốt giúp nữ giới giữ ấm nhiệt độ của cơ thể mà còn thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông máu. Từ đó làm giảm đi các hiện tượng đau bụng kinh.

Bài thuốc số 4: Ăn những món ăn có nhiều gừng

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng kinh thì hãy ăn nhiều những món ăn có chứa gừng tươi sẽ có tác dụng rất tốt để giữ ấm thân nhiệt và cân bằng cơ thể của mình tốt hơn. Kiên trì áp dụng cách trên, cho đến khi tới kỳ nguyệt san, các bạn sẽ thấy hiện tượng đau bụng kinh giảm bớt đáng kể.
Cách chữa đau bụng kinh bằng gừng tươi là bài thuốc rất đơn giản, dễ làm và dễ sử dụng, không những vậy chúng ta còn có thể sử dụng bằng rất nhiều cách khác nhau nên cũng rất thuận tiện cho việc sử dụng.
Tham khảo: 
Nếu có vấn đề gì cần hỗ trợ về cách giảm đau bụng kinh bạn có thể liên hệ với các chuyên gia phòngkhám thái hà bằng cách "Chat trực tiếp với bác sĩ trên màn hình Website" hoặc để lại số điện thoại, phòng khám sẽ gọi điện lại cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Chậm kinh 2 tháng nguyên nhân do đâu?

Chậm kinh 2 ngày, 5 ngày hay 1 tuần thì chắc không còn quá  xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu là chậm kinh 1 tháng hay 2 tháng thì chị em phải dè chừng bởi nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này. Để chu kỳ kinh nguyệt không bị chậm thì cần biết nguyên nhân gây bệnh. Vậy chậm kinh 2 tháng nguyên nhân do đâu? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Tham khảo: 


Nguyên nhân gây chậm kinh 2 tháng


Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày, nếu sau 7 ngày so với ngày hành kinh tháng trước mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì có nghĩa là chị em đã bị chậm kinh. Hầu hết chị em khi bị chậm kinh thường nghĩ ngay đến nguyên nhân mang thai. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân mang thai thì hiện tượng chậm kinh còn do nhiều yếu tố tác động, cụ thể như:

  • Mang thai
Đây là nguyên nhân chị em sẽ nghĩ đến đầu tiên nếu trước đó đã có quan hệ tình dục không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Muốn biết chính xác kết quả, bạn nên mua que thử thai về kiểm tra.

  • Do hội chứng đa nang buồng trứng hoặc u xơ cổ tử cung
Đa nang buồng trứng dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố, lượng hormone estrogen và progesteron tiết ra có sự thay đổi khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng hoặc không có sự rụng trứng dẫn tới hiện tượng chậm kinh 2 tháng hoặc lâu hơn, thậm chí còn có thể bị mất kinh.

  • Hoạt động của tuyến giáp kém
Khi bị suy tuyến giáp người bệnh sẽ có biểu hiện bị chậm kinh nguyệt. Trường hợp chậm kinh nguyệt 2 tháng do bị suy hoặc cường tuyến giáp thì người bệnh ngoài khả năng bị hiếm muộn thì còn có thể bị suy tim kèm theo những bệnh lý nguy hiểm khác nữa.

  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Nếu là do nguyên nhân này thì chị em không càn quá lo lắng bởi nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em. Bạn chỉ cần cân bằng lại chế độ sinh hoạt khoa học như: đi ngủ sớm, tránh làm việc và học tập căng thẳng, có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên...
  • Do tác dụng phụ của thuốc
Nếu trước đó bạn có sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai khẩn cấp hay hàng ngày cũng có thể gây ra hiện tuợng chậm kinh 2 tháng.

  • Chậm kinh 2 tháng do bệnh lý
Khi mắc các bệnh phụ khoa ở buồng trứng hoặc tử cung như u xơ tử cung, viêm buồng trứng... thì có thể đây là nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh 2 tháng.

Lời khuyên của bác sĩ khi chậm kinh 2 tháng

Khi gặp bất kỳ bệnh lý nào thì việc đầu tiên chị em cần làm là tìm hiểu nguyên nhân của bệnh, chậm kinh 2 tháng cũng vậy. Việc tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị kịp thời và chính xác.

Ngay khi gặp những hiện tượng bất thường của cơ thể hay chu kỳ kinh nguyệt bất thường, hãy tới các địa chỉ khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và làm các xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Ngoài ra, hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ để cải thiện tình trạng chậm kinh.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân chậm kinh 2 tháng mà các bác sĩ phụ khoa phòng khám Thái Hà mang tới cho bạn đọc. Các bác sĩ cũng lưu ý thêm, hiện tượng chậm kinh 2 tháng đe dọa đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này nên chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Mời bạn tham khảo: Trễ kinh 2 tuần có thai không?

Chậm kinh 2 tuần thai được bao nhiêu tuần

Trễ kinh 2 tuần thì thai được mấy tuần là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Việc xác định tuổi của thai nhi có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chị em sớm có phương pháp chăm sóc cho phù hợp. Để trả lời câu hỏi vừa rồi, các chuyên gia xin được chia sẻ ngay sau đây.



Chậm kinh 2 tuần thai được bao nhiêu tuần?

Các chuyên gia cho biết, hiện nay có rất nhiều cách tính tuổi thai khác nhau mà chị em phụ nữ có thể tìm hiểu để có phương pháp tính toán phù hợp nhất giúp tìm ra đáp án cho câu hỏi chậm kinh 2 tuần thì thai được mấy tuần. Cụ thể các phương pháp đó là:

1. Tính tuổi của thai nhi theo chu kỳ kinh nguyệt

Tính tuổi thai theo chu kỳ kinh nguyệt chính là cách tính tuổi thai khá đơn giản và tương đối chính xác. Cơ chế của phương pháp này là dựa ngày có kinh nguyệt đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng tới thời điểm chậm kinh để tính toán tuổi thai.

Theo đó, chị em có thể dựa bào chu kỳ kinh nguyệt để tính tuổi thai như sau:

  - Chậm kinh 1 tuần – Tương đương thai được 5 tuần

  - Chậm kinh 2 tuần – Tương đương thai được 6 tuần

  - Chậm kinh 3 tuần – Tương đương thai được 7 tuần

  - Chậm kinh 4 tuần – Tương đương thai được 8 tuần

  - Chậm kinh 5 tuần – Tương đương thai được 9 tuần

Như vậy, khi bị chậm kinh 2 tuần thì thai nhi có thể đã được 6 tuần. Tuy nhiên, đây chỉ mới là ước tính ban đầu. Để xác định chính xác tuổi thai thì chị em cần thực hiện siêu âm, làm các kiểm tra tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Thay vì nghi vấn và lo lắng thì chị em nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp cho chị em có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe sinh sản của mình.

2. Các cách tính tuổi thai khác
Ngoài cách tính tuổi thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt thì chị em có thể thực hiện tính tuổi thai theo các cách dưới đây.

- Tính tuổi thai theo ngày quan hệ hoặc ngày rụng trứng

Nếu chị em nhớ chính xác ngày rụng trứng hoặc ngày quan hệ dẫn tới thụ thai thì ngày đó được tính là ngày đầu tiên thụ thai.

Thai nhi sẽ phát triển trong tử cung 38 tuần tính từ ngày đầu tiên thụ thai đó.

- Cách tính tuổi thai thông qua siêu âm




Với cách này, bạn không cần phải xác định chính xác thời điểm xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt gần đây hay thời điểm quan hệ và thụ thai. Đây là cách tính tuổi thai khoa học và hiện đại được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, nữ giới cần chủ động tới các phòng khám phụ khoa để các bác sĩ tiến hành siêu âm kiểm tra thai nhi. Sau đó, dựa vào sự gia tăng kích thước của túi ối, sự phát triển của thai nhi, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn kết quả là bạn trễ kinh 2 tuần thì đang có thai bao nhiêu tuần tuổi, thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Về cơ bản, cách tính tuổi thai dựa trên kết quả siêu âm và tính chu kỳ kinh nguyệt không có sự chênh lệch nhiều, thậm chí là trùng khớp. Vì vậy, nữ giới có thể chọn lựa bất cứ cách nào để xác định tuổi thai của mình.

Trên đây là phần giải đáp cho thắc mắc chậm kinh 2 tuần thai dược bao nhiêu tuần. Tuy nhiên, nếu bị chậm kinh và nghi ngờ mình mang thai thì chúng tôi khuyên chị em nên đi siêu âm tại các phòng khám sản phụ khoa uy tín để xác định chính xác tuổi của thai. Thuận tiện cho việc theo dõi sự phát triển của thai nhi nhằm có phương hướng chăm sóc sức khỏe thai nhi một cách tốt nhất.

Thế nào là kinh nguyệt không đều?


Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Vậy kinh nguyệt không đều là thế nào? Kinh nguyệt không đều có hại không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng kinh nguyệt không đều




Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em phụ nữ sẽ từ 21 – 35 ngày, với thời gian hành kinh tù 3 – 5 ngày, cũng có thể giao động từ 1 -2 ngày tùy theo cơ địa của từng người. Một số trường hợp các chị em có chu kỳ kinh ngắn hơn 25 ngày và dài hơn 33 ngày nhưng hàng tháng vẫn đều đặn thì vẫn được xem là bình thường.
Khi chị em có sự rối loạn kinh nguyệt như ít hơn 21 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày, thời gian hành kinh cũng có sự biến động thất thường gọi là kinh nguyet khong đeu.

Khi chị em có sự rối loạn kinh nguyệt như ít hơn 21 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày, thời gian hành kinh cũng có sự biến động thất thường gọi là kinh nguyệt không đều.

Kinh nguyệt không đều bao gồm các trường hợp sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt thất thường: Nếu nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày gọi là “chu kỳ kinh ngắn”, nếu ngày hành kinh kéo dài 7 ngày gọi là “kỳ kinh kéo dài”.
- Kinh nguyệt đến sớm: Khi kinh nguyệt đến sớm từ 7 ngày trở lên, thậm chí có chị em 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt.
- Hiện tượng chậm kinh: Khi ngày hành kinh tới muộn 7 ngày
- Kinh nguyệt ra ít: Trong chu kỳ kinh, máu kinh ra rất ít, có khi chỉ có vài giọt, không dùng hết một gói băng vệ sinh.


- Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều: Khi có hiện tượng này, chị em phải thay bằng liên tục, máu chảy theo chân.
- Vô kinh: Là tình trạng kinh nguyệt của chị em không xuất hiện trong 6 tháng liên tiếp. Vô kinh được chia thành 2 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Nếu chị em nào từ độ tuổi có kinh đến lớn không có kinh gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu đã có kinh rồi mất kinh gọi là vô kinh thứ phát.
- Rong kinh: Đây là hiện tượng số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, thậm chị có chị em lên tới 2 tuần.
Kinh nguyệt không đều cũng tiềm ẩn một số nguy hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ chị em phụ nữ. Vậy những nguy hại đó là gì?

Ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều 

- Ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày: Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều thì vùng kín rất dễ bị viễm nhiễm bởi các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ... do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này kéo dài khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
-Khiến bệnh thêm trầm trọng: Nếu kinh nguyệt không đều là do mắc các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ làm bệnh ngày càng trở nặng.
- Khiến chị em bị thiếu máu: Nếu là tình trạng kinh nguyệt ra quá nhiều trong thời gian dài thì sẽ rất dễ gây thiếu máu ở chị em. Nếu thiếu máu nặng có thể bị tụt huyết áp, ngất...
- Vô sinh - hiếm muộn: Khả năng bị vô sinh do kinh nguyệt không đều là rất cao. Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra có liên quan tới buồng trứng, tử cung, đặc biệt là hội chứng đa nang buồng trứng. Với những chị em mắc bệnh đa nang buồng trứng thì tỷ lệ vô sinh sẽ cao hơn, nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ung thư nội mặc tử cung.

Trên đây là lời giải đáp của các chuyên gia phụ khoa về hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng như những ảnh hưởng mà nó gây ra cho chị em phụ nữ. Nếu thấy tình trạng kinh nguyệt kéo dài, bạn nên tới các địa chỉ phòng khám đa khoa uy tín để thăm khám và sớm phát hiện bệnh.