Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
- Chậm kinh: Chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ dao động từ 21 - 35 ngày. Nếu so với ngày hành kinh tháng trước mà bị muộn hơn 7-10 ngày, thạm chí là nửa tháng thì được gọi là chậm kinh.- Rong kinh: Ngày kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh mất đi hơn 80ml.
- Đau bụng kinh: Có nhiều chị em phụ nữ trong thời gian hành kinh bị đau bụng kinh với những mức độ đau khác nhau. Có người chỉ đau bụng lâm râm trong ngày đầu xuất hiện máu kinh, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm ấm bụng sẽ đỡ nhiều, nhưng có người đau bụng kinh dữ dội trong suốt thời gian hành kinh tới mức phải nghỉ học, nghỉ làm và sử dụng thuốc giảm đau.
- Kinh nguyệt đến sớm: kinh có thể xuất hiện trước 7 – 10 ngày hoặc giữa chu kỳ kinh.
- Vô kinh: Nữ giới trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).
Kinh nguyệt không đều phải làm sao?
- Giữ ấm bụng dưới, không tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, đồ gỏi sống. Nếu đau bụng kinh nên chườm nóng bụng hoặc xoa dầu gió rồi mát-xa bụng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh sau 3-4 giờ trong khi hành kinh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt.
- Không thức khuya, căng thẳng tinh thần, ăn uống bồi dưỡng để đảm bảo thể chất và tâm lý tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau xanh, sắt và acid folic.
Nếu kinh nguyệt không đều do mắc bệnh phụ khoa nào đủ thì chị em cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần thông báo cho bác sĩ kê đơn để điều chỉnh thuốc cho hợp lý.
Lưu ý: Khi có các dấu hiệu kinh nguyệt không đều, chị em tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc điều kinh bừa bãi, thuốc dân gian theo lời truyền miệng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bản thân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét