Bị viêm âm đạo khi mang
thai có nguy hiểm không? viêm âm đạo khi mang thai là một bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Bệnh gây
cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt
của chị em phụ nữ, đặc biệt là đối với các chị em trong thời kỳ
thai nghén. Nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé sau này.
Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai
- Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bị
suy yếu, sức đề kháng giảm và có sự thay đổi về nội tiết tố,
khiến cho môi trường pH trong âm đạo bị mất cân bằng, các vi khuẩn
có hại sẽ có điều kiện phát triển và gây nên viêm âm đạo.
- Việc vệ sinh vùng kín không sạch
sẽ và đúng cách do âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn bình thường
cũng khiến cho các tác nhân dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm,
đặc biệt là viêm âm đạo khi mang thai ở nữ giới.
- Lượng đường hoặc axit trong cơ
thể tăng hoặc giảm cũng là nguyên
nhân gây viêm âm đạo khi mang thai ở chị em.
Biểu hiện viêm âm đạo khi mang thai
Mẹ bầu có thể dàng nhận ra các biểu hiện viêm âm đạo khi mang thai như sau:
- Khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh
khó chịu, có sự thay đổi về màu sắc (có thể là trắng đục,
xanh, trắng hoặc xám)
- Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy
do tác động của vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm gây đau rát và
khó chịu.
- Vùng âm đạo sưng tấy đỏ, môi lớn
có nhiều lớp cặn bám xung quanh và đôi khi còn xuất hiện tình
trạng xung huyết tại niêm mạc âm đạo.
- Khi quan hệ tình dục có thể bị
đau, chảy máu âm đạo bất thường khi quan hệ.
Bị viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo khi mang thai là một tình trạng rất phổ biến ở
nữ giới. Nếu không được chữa trị và để lâu sẽ làm lây lan sang các
bộ phận khác như tử cung, buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu.
Nếu đến kỳ sinh nở, em bé đi qua âm đạo có thể bị dính nấm
vào niêm mạc miệng gây ra nấm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu
bé bị suy dinh dưỡng từ trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu
có thể gặp tình trạng viêm phổi do nấm.
Nấm âm đaạo sẽ không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng tới thai
nhi đang phát triển. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nhiễm trùng khi đang sinh,
trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Bé có thể bị nhiễm nấm men trong
miệng được gọi là bệnh tưa miệng.
Khi bi viem am dao, thai phụ không nên quá lo lắng mà
cần phải bình tĩnh đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám
và chữa trị bệnh. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tại nhà khi
chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau đây là một số cách có thể giúp mẹ bầu giảm được tình
trạng viêm âm đạo khi mang thai:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng
nước ấm mỗi ngày; không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo; tránh
dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín vì có thể làm
môi trường âm đạo thay đổi gây viêm nhiễm.
- Sử dụng đồ lót bằng chất liệu
cotton 100% để giúp thoáng khí, thấm mồ hôi; tránh mặc đồ bó
sát, đồ lót rộng, đặc biệt là vải tổng hợp.
- Ăn nhiều sữa chua giúp tăng khả
năng đề kháng và các vi sinh có trong đó sẽ cung cấp những chất
kháng viêm tự nhiên tốt cho cơ thể.
- Không nên ăn các loại thực phẩm
cay, nóng, chứa nhiều chất béo, các chất kích thích và các
loại thực phẩm có hàm lượng đường cao.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề
“Bị viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?”, hy vọng có thể giúp
ích được cho mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé trong thời
kỳ mang thai.